logo
Giỏ hàng(
)

Cách Mình Kiếm 18437.41$ Trong Một Tháng Từ Việc Bán Sách Trên Amazon Mà Không Cần Phải Viết

Thu nhập bán sách Amazon KDP

Cả đời mình, khi điện thoại có thông báo thì khả năng cao là nằm trong hai trường hợp. Một là tin nhắn của tổng đài các nhà mạng. Và hai là thông báo nhận tiền từ nền tảng Amazon. Lúc này là ngày cuối cùng của tháng Hai, nên loạt thông báo trên chỉ có thể là của Amazon mà thôi.

Mình lôi điện thoại từ trong túi ra, từ tốn mở màn hình, xem thông báo, và miệng nhoẻn cười nhẹ. Mình đoán trúng phóc. Một cục tiền từ 9 tài khoản bán sách Amazon KDP đã chảy về túi. Tổng cộng doanh thu 18437.41$.

Khi tìm hiểu để dấn thân vào một business nào đó, mình luôn quan tâm đến tính thụ động của nó. Mình đánh giá khá cao tính thụ động của Amazon KDP, mình đang trong một kỳ nghỉ dài ở Đà Lạt và tiền từ KDP vẫn chảy về đều đặn.

Các bạn có muốn biết mình đã làm cách nào để kiếm được 18437.41$ trong một tháng từ Amazon KDP mà không cần phải viết sách không? Nếu biết, các bạn hãy tiếp tục đọc nhé. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ chi tiết cách mà mình đã thực hiện. Bắt đầu nào!

I. Mình Publish loại sách gì?

Mình đoán các bạn đang thắc mắc tại sao bán sách trên Amazon mà không cần phải viết đúng không? Để mình giải thích.

Các cuốn sách được xuất bản trên KDP có rất nhiều loại. Từ những loại sách các bạn đã biết như non-ficion, fiction có rất nhiều chữ cho đến những sách không có chữ hoặc rất ít chữ. Những sách không có chữ hoặc ít chữ này được dân trong ngành gọi là No/ Low Content Book (từ giờ mình sẽ gọi là LCB cho gọn).

Các loại LCB thường gặp sẽ là: blank notebook, journal, planner, coloring book, puzzle book,… (các bạn xem hình 10 để rõ thêm).

Vậy là các bạn đã biết thể loại sách gì mình sẽ xuất bản rồi đúng không? Và bây giờ, phần quan trọng nhất, quy trình mình xuất 1 quyển sách LCB trên nền tảng Amazon sẽ diễn ra như thế nào?

II. Các bước xuất bản LCB trên Amzon KDP để có thu nhập 18437.41$ trong một tháng

Mình sẽ không nói về việc tạo tài khoản bán sách Amazon KDP như thế nào nhé. Hướng dẫn tạo tài khoản có đầy trên Google rồi, các bạn chịu khó search tí là ra. Mình chỉ nói về từng bước trong quy trình chính thôi.

Nào, ta cùng bắt đầu.

Bước 1: Chọn Niche

Các bạn hiểu nôm na một niche là một ngách thị trường nhắm vào một nhóm độc giả cụ thể nào đó.

Ví dụ nếu bán Blank Notebook, các bạn đừng chỉ bán Notebook chung chung. Vì như vậy thường thì cạnh tranh sẽ rất cao. Muốn giảm sự cạnh tranh, các bạn cần nhắm tới một niche cụ thể nào đó. Ví dụ: Teacher Notebook, Nurse Notebook, Manager Notebook,… (xem hình 11).

Vậy tìm niche như thế đã đủ chưa?

Chưa đủ. Đôi khi, các bạn cần niche down hơn nữa để tránh bớt sự cạnh tranh. Niche down có nghĩa là nhắm vào tiếp cận một nhóm người nhỏ hơn nữa trong niche bạn đã chọn.

Ví dụ bạn muốn làm Teacher Notebook mà vẫn thấy nó khá cạnh tranh thì bạn có thể niche down bằng cách nhắm vào English Teacher Notebook, Yoga Teacher Notebook,… (xem hình 12)

Chọn Niche Dựa Vào Yếu Tố Gì?

Hiện tại, mình nghiên cứu niche dựa vào hai yếu tố để đánh giá một niche có tiềm năng hay không.

Hai yếu tố đó là: Nhu Cầu Người Mua Cao và Sự Cạnh Tranh Có Thể Chấp Nhận Được.

Vậy chúng ta đánh giá hai yếu tố đó như thế nào?

Đầu tiên, các bạn hãy nghĩ ra các seed keywords liên quan đến niche. Ví dụ bạn chọn niche Teacher thì các keyword có thể là: Teacher Notebook, Teacher Journal, Teacher Gifts,…

Mình xin giải thích một chút về từ khoá “Gifts”. Chắc sẽ có một số bạn thắc mắc tại sao bán sách mà lại có “Gifts” ở đây. Theo mình hiểu, văn hoá ở các nước Âu Mỹ, người ta mua Notebook để tặng cho người thân khá nhiều.

Nhất là vào các dịp lễ và sales cuối năm, đặc biệt là tháng 12, bạn sẽ bán được rất nhiều Notebook với từ khoá “Gifts”. Doanh số bán hàng mình thu trong tháng 12 đa số là đến từ “Gifts” đấy. Bạn xem lại hình 12 có để ý thấy người ta đặt title cho sách là gì không? Đó là “English Teacher Gift” và “Yoga Teacher Gifts”.

Sau khi đã chọn được seed keyword rồi, các bạn hãy dùng keyword đó để search. Nhớ filter category là Books nhé. (xem hình 13).

Để đánh giá nhu cầu, các bạn dựa vào một chỉ số gọi là BSR (Best Seller Rank). Để xem được chỉ số này ở trang tìm kết quả tìm kiếm, các bạn cài plugin DS Amazon Quick View cho trình duyệt. Còn không thì các bạn có thể vào xem trực tiếp trong trang product details. (xem hình 14).

Bây giờ, các bạn hãy nhìn vào trang kết quả tìm kiếm. Nếu các bạn thấy có nhiều sách với BSR < 500000 thì tức là sách đó có nhu cầu cao (con số 500000 này là do mình tự chọn dựa trên hơn 2 năm kinh nghiệm làm, các bạn có thể có con số cho riêng mình nhé).

Thông thường, mình sẽ xem 3 trang kết quả trả về, nếu có nhiều hơn 3 kết quả với BSR < 500000 thì mình sẽ chọn niche này để đánh giá tiếp.

Tiếp theo, các bạn hãy xem có bao nhiêu kết quả trả về. Số lượng kết quả càng thấp thì sẽ nhóm đối tượng bạn hướng đến càng ít cạnh tranh. (xem hình 15)

Hồi lúc mới làm, mình sẽ chọn những niche có kết quả < 10000. Nhưng gần đây rất khó để có thể đạt được tiêu chí đó. (chắc do Covid thất nghiệp nhiều nên người ta ở nhà làm KDP hết thì phải.

Vì vậy nên giờ mình không quan tâm đến chỉ số kết quả trả về nữa mà chỉ quan tâm đến BSR mà thôi. Tức là nếu BSR thoả điều kiện, mình sẽ chọn niche đó để làm và sau đó chạy quảng cáo Amazon (mình sẽ nói về Ads tiếp thị ở phần sau).

Vậy, để chọn niche các bạn hãy để ý niche có nhiều kết quả BSR < 500000. Và, mặc dù mình cho là không quan trọng nhưng nếu được các bạn hãy chọn những niche có ít kết quả trả về hơn nhé, như vậy sẽ đỡ cạnh tranh hơn.

Bước 2: Design

Mình sẽ nói về design No Content Book (NCB). Còn về Low Content Book, các bạn có thể làm tương tự hoặc tìm hiểu thêm nhé.

Tool design hiện tại mình sử dụng là Canva nhé. Các bạn có thể dùng Canva hay bất kỳ tool nào khác cũng được (Photoshop, Illustartor,…)

Một quyển NCB sẽ bao gồm hai phần: bìa (cover) và ruột (interior).

Phần ruột sách của NCB vô cùng đơn giản, thông thường sẽ chỉ bao gồm những dòng kẻ như các bạn thường thấy ở sổ tay (xem lại hình 10 phần blank notebook). Các bạn có thể tự design hoặc down ở bookbolt io (search google nha). Size mình hay sử dụng là 6×9 và số lượng trang là 120.

Tiếp đến sẽ là design bìa sách, đây là phần vô cùng quan trọng đối với NCB. Sách bạn có bán được hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn design bìa sách như thế nào.

Về design bìa sách theo mình tìm hiểu được thì có 2 trường phái. Trường phái 1 sẽ design thật lung linh bắt mắt. Trường phái 2 sẽ chỉ design đơn giản và sử dụng những quotes chạm cảm xúc khách hàng. (xem lại hình 11, design chỉ là quotes trên nền đen đơn giản).

Mình thì mix cả 2, tức là sẽ đặt trọng tâm vào quotes nhưng cũng sẽ thêm mắm thêm muối cho bắt mắt, thu hút tí.

Mình sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp tìm quotes ở đâu, còn design như thế nào thì mỗi người sẽ có mắt thẩm mĩ riêng, cái này mình không hướng dẫn được.

Có khá nhiều nguồn để các bạn tìm quotes. Các nguồn mình đang sử dụng là Etsy, Redbubble, Amazon, Pinterest. (xem hình 16)

Các bạn chỉ cần vào các website đó sử dụng các seed keyword liên quan đến niche của mình là ra đầy đủ cho bạn lựa chọn.

Lưu ý: nhớ kiểm tra trademark của cái quotes đó xem bạn có được quyền sử dụng không nhé. Nếu không may bạn sử dụng quotes bản quyền thì nguy cơ account bị cho ra đảo khá cao đấy.

Tada, vậy là bạn đã design xong một quyển NCB đầu tay cho mình rồi đấy. Bạn đã sẵn sàng để publish sách của mình lên KDP rồi. Nhưng trước tiên, hãy tìm các keyword liên quan đến sách của mình đã nhé.

Bước 3: Tìm keywords

Tools tìm keyword hiện tại có rất nhiều, free có, tính phí có.

Tất cả các tools keyword hiện tại mình đang sử dụng đều là free, bao gồm: Keyword IO, plugin AMZ Suggestion Expander và Amazon Advertising Suggestions.

Mình sẽ demo cách tìm keywords bằng Keyword IO.

Đầu tiên các bạn hãy brainstorming các short keyword liên quan đến niche của mình. Ví dụ, nếu bạn chọn niche Teacher thì sẽ có những short keywords sau: Teacher Notebook, Teacher Gifts, Teacher Journal, Funny Teacher Gifts, Gifts for Teacher,…

Tiếp đến, hãy vào website Keyword IO, chọn tab Amazon và lần lượt điền các short keyword mà bạn vừa nghĩ ra. (xem hình 17)

Bây giờ, hãy duyệt các keyword kết quả trả về và chọn tất cả các keywords có liên quan nhé. (xem hình 18 ví dụ về Teacher Gifts, các bạn hãy lặp lại với các keyword còn lại nha)

Các keywords này để làm gì?

Bạn sẽ sử dụng keywords này trong title, subtitle và 7 ô keywords khi các bạn publish sách nha. Nhớ đặt title cho rõ ràng, đừng cố nhồi nhét nhiều keyword vào title, các bạn vẫn còn 7 ô keywords để tha hồ mà sử dụng. (xem hình 19)

Bước 4: Publish Sách

Hướng dẫn publish sách trên KDP các bạn search trên google nha. Chả có gì phức tạp cả, chủ yếu điền thông tin, upload bìa và ruột sách, chọn giá là xong. Về giá, hầu hết các NCB mình đều để là 6.99$ nhé. Đây là giá phổ biến của NCB trên thị trường. Các bạn có thể tăng giảm chút ít tuỳ chiên thuật của mình.

Bước 5: Chạy quảng cáo

Về Amazon Ads, bạn có thể chọn Auto Ads hoặc Manual Ads.

Với Auto Ads, bạn để mặc nền tảng Amazon tự trộn các keywords. Với Manual, bạn sẽ tự chỉ định các keywords cần chạy. Mình hay chọn Manual hơn, vì mình chạy Auto nhiều khi nó lại trộn ra keywords không liên quan nên hay bị mất tiền oan.

Nếu bạn chạy Auto, bạn phải kiểm tra report xem có keyword nào không liên quan không rồi chặn nó đi cho đỡ mất tiền oan nhé.

Chiến thuật chạy quảng cáo của mình là:

  • Set budget mỗi ngày là 5$ – 10$ cho mỗi campaign.
  • Set giá bid thầu mỗi keyword thấp hơn 30% so với giá default được đề xuất.
  • Nếu sau 4 – 5 ngày, không thấy impression thì tăng bid lên khoảng 0.15$.
  • Nếu có impression mà không có click thì bạn nên check xem cover của sách có ổn không, có cần phải tối ưu gì không.
  • Nếu có click mà không có sales thì check xem cover, description có thu hút hay không.
  • Trong quá trình chạy, nếu thấy bid cao hơn Cost per click thì tối ưu quảng cáo bằng cách giảm bid xuống bằng Cost per click.

Khi chạy Ads, bạn phải sẵn sàng tâm thế là sẽ mất tiền trong giai đoạn test. Lúc này, bạn không phải là mất tiền oan, mà là chi phí bạn đang mua data để có những đánh giá cần thiết.

Bạn có thể chọn những niche có độ cạnh tranh cao để làm. Nhưng khi đó hãy sẵn sàng một budget đủ lớn để chạy nhé.

Đôi khi, chạy ads không phải là để kiếm lời, mà là để tăng rank cho sách của bạn. Sau đó, bạn sẽ kiếm tiền lời từ những sales organic khi rank sách bạn đã cao mà không cần phụ thuộc vào quảng cáo nữa.

Các bạn có thắc mắc để có được ​​18437.41$, mình đã dành bao nhiêu cho Ads không? Mình sẽ nói luôn.

Mình có tổng cộng 9 accounts Amazon KDP, trong đó chạy ads cho 4 account là 1, 2, 3 và 8. (xem hình 20)

Tổng số tiền ads mình chi cho tháng 12 là hơn 2000$. Bạn sẽ thấy tổng trong hình 20 nhỏ hơn 2000$ một xíu do report bị thiếu mất mấy ngày đầu tháng 12. Lý do là vì chọn xem custom theo ngày thì Amazon Ads nó chỉ cho xem được 90 ngày gần nhất thôi.

Như vậy lợi nhuận thu được của tháng 12 của mình là hơn 16000$. Một con số không tệ nhỉ.

III. Một số lưu ý nhỏ khi bán sách Amazon KDP

Có phải tháng nào mình cũng kiếm được mười mấy nghìn $ không?

Không. Ở trên chỉ là thu nhập của tháng 12/2021. Vì đó là mùa sales nên mình bán được rất nhiều.

Nhìn chung thì đầu năm sức mua chưa cao. Như tháng 1 và 2 năm nay mình chỉ kiếm được hơn 2000$/ tháng thôi. Nhưng dần tới cuối năm thì sẽ càng lúc càng bán được nhiều. Hình 21 là biểu đồ sales account số 1 của mình năm 2021, các bạn xem để biết được xu hướng buôn bán trong năm như thế nào.

Có thể có nhiều Accounts KDP không?

Có. Nhưng mình không khuyến khích fake info để đăng ký. Nếu được, hãy sử dụng thông tin của người thân như bố, mẹ, anh, chị, em để đăng ký nếu họ cho phép.

Mất bao lâu để có được thu nhập như mình?

Mình bắt đầu từ 3/2020, tính đến giờ là đã được 2 năm. Nhưng điều đó không có nghĩa là 2 năm sau bạn sẽ có được thu nhập như mình. Có thể bạn sẽ đạt được sớm hay hoặc muộn hơn tuỳ vào khả năng học hỏi và thực hành của mình.

Đừng bao giờ kỳ vọng vào một thu nhập phi thực tế. Bất cứ business nào bạn tham gia cũng đều trải qua một quá trình học hỏi, thực hành, sai lầm, học từ sai lầm và lặp lại. Mọi thứ đều cần đầu tư thời gian và công sức, không có chỗ cho những ai thích ăn xổi.

Cách Tốt Nhất Để Thành Công

Hãy phân tích những quyển sách bán chạy của đối thủ và học hỏi những điểm hay từ đó (học hỏi chứ không phải copy nhé).

Hãy luôn tò mò và test nhiều nhất có thể. Nếu thấy cái gì hiệu quả, hãy tập trung dành thời gian cho nó nhiều hơn.

Chỉ có vậy thôi. Đó cũng là cách mà mình đang làm.

Hy vọng bài viết về cách bán sách trên Amazon KDP này có ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm tiền từ mảng này nhé.

Tác giả: James Nguyen
Profile tác giả: https://www.facebook.com/groups/907113823560595/user/100015894705203/
Link bài post: https://www.facebook.com/groups/cungchiasekinhnghiemkiemtienonline/posts/1016378485967461/

 
In bài viết
VỀ CHÚNG TÔI

CS1 : 93 Bàu Cát 2, P12 Tân Bình, HCM

CS2: 139 Đường T6, P. Tây Thạnh, Q Tân Phú , HCM

Email: hotro@gmail.com

SDT: 091.579.6761

FANPAGE
Design by Calisto